Các lỗi khiến thư xin việc bị loại ngay lập tức

Không phải bất cứ ai cũng giỏi trong chuyện viết lách, tuy nhiên thật khó để châm chước cho một bức thư xin việc đầy lỗi chính tả và ngữ pháp. Bạn có thể

“Khác biệt hay là chết” – đây không chỉ là kim chỉ nam trong kinh doanh mà còn là từ miêu tả chính xác quá trình xin việc trong thời buổi hiện nay. Với số người tìm việc được ví như một “biển người”, rõ ràng trong số hàng ngàn ứng viên cùng ứng tuyển, thì việc tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua bức thư xin việc là điều hoàn toàn cần thiết. Vậy làm thế nào để thư xin việc của bạn có thể “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Hãy kiểm tra lại hồ sơ của mình để chắc chắn rằng bạn không mắc các lỗi sau đây.


1) Cách trình bày không rõ ràng

Trước khi xem xét kỹ về nội dung, nhà tuyển dụng sẽ xem qua hình thức và cách trình bày thư xin việc của bạn. Chỉ với chưa đầy một phút để lướt qua một bộ hồ sơ, các chuyên viên nhân sự sẽ tìm những từ khóa trong thư xin việc của bạn xem có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu thư xin việc của bạn trình bày quá rối rắm, dài dòng và không nêu bật được kinh nghiệm cũng như các kỹ năng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

2) Không định hướng được mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần nội dung, thì mục tiêu nghề nghiệp nằm ở phần đầu của bức thư xin việc, đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của riêng bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên. Ngoài ra đây còn là cách ứng viên tự tiếp thị bản thân mình và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy xem xét bảng mô tả công việc thật kỹ để biết được rằng nhà tuyển dụng cần gì, từ đó viết mục tiêu nghề nghiệp thật chính xác và phù hợp

3) Không chọn lọc kinh nghiệm để trình bày

Đối với các ứng viên đã từng thay đổi nhiều công việc trong thời gian ngắn, tuyệt đối không nên thể hiện điều đó trong thư xin việc. Bạn chỉ nên chọn lọc những kinh nghiệm với thời gian làm việc dài và trách nhiệm công việc có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Khi nhà tuyển dụng nhận thấy bạn đã thay đổi công việc liên tục chỉ trong một thời gian ngắn, họ sẽ cho rằng bạn là thiếu kiên nhẫn, không có tầm nhìn và đặc biệt là không có lòng trung thành với công việc. Chẳng một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên không có lòng trung thành với công ty cả.

4) Lỗi chính tả và ngữ pháp

Không phải bất cứ ai cũng giỏi trong chuyện viết lách, tuy nhiên thật khó để châm chước cho một bức thư xin việc đầy lỗi chính tả và ngữ pháp. Bạn có thể tham khảo các mẫu thư có sẵn trên mạng, tuy nhiên không nên lặp lại y chang mà cần có sự trau chuốt, thay đổi trong ngôn từ. Khi xem xét một bức thư xin việc đầy lỗi chính tả và ngữ pháp, nhà tuyển dụng sẽ mặc định bạn là người cẩu thả, thiếu sự tôn trọng người đọc và tất nhiên không một nhà tuyển dụng nào muốn lựa chọn một người như vậy cả.

5) Thông tin liên lạc không chính xác

Nếu hồ sơ của bạn tạo được ấn tượng tốt và bạn có kinh nghiệm cũng như kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển, xin chúc mừng! nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn để sắp xếp một buổi phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên khi xem xét đến phần thông tin liên lạc, có thể do bạn quá chú tâm vào nội dung mà ghi sai thông tin như số điện thoại, email hay tệ hơn là bạn quên không ghi phần này, thất đáng tiếc vì bạn đã đánh mất đi cơ hội với việc làm đáng mơ ước. Hoặc nếu bạn sử dụng những thông tin liên lạc không mang tính nghiêm túc như email congchuabongbong@gmail.com, nhà tuyển dụng cũng sẽ mất đi thiện cảm và cho rằng bạn không thực sự cần công việc này. Để tránh những lỗi nhỏ nhặt này, trước khi gửi thư xin việc, hãy kiểm tra lại lần cuối và chắc chắn rằng các thông tin bạn đưa ra hoàn toàn chính xác và phù hợp, đừng để những lỗi nhỏ có thể ảnh hưởng đến ước mơ tìm việc của bạn

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *